Vì sao bạn lại bị nổi mụn bọc ở vành tai? đây là 1 điều vô cùng khó chịu khi cục mụn sẽ gây đau nhứt và làm giảm khả năng nghe của chúng ta. Cho nên việc điều trị và làm xẹp nó 1 cách nhanh chóng là việc cấp thiết
Nguyên nhân có thể đến từ rất nhiều lý do tuy nhiên điều đó không quan trọng bằng tìm cách diệt nó nhanh chóng. Như bạn cũng biết lỗ tai là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh. Mà nó lại rất gần với não, việc 1 cục mụn mọc ngay đó dù ít dù nhiều cũng gây ảnh hưởng và càng nguy hơn là nó có mủ có thể gây nhiễm trùng. Vì thế bạn cần nhanh chóng diệt nó đi nhé. Hãy tham khảo các cách trị mụn bọc nổi ở lỗ tai sau đây.
Nguyên nhân nổi mụn bọc ở vành tai
Bụi bẩn, tạp chất từ môi trường
Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với vô số các tác nhân gây hại như bụi bẩn, tạp chất, khí độc, khói xe…
Nếu sau khi đi ra ngoài mà không làm sạch da vùng tay sẽ là nguyên nhân chính gây nên mụn.
Bởi bụi bẩn khi bám dính vào da sẽ kết hợp cùng bã nhờn trên da và lớp da chết, làm cho bề mặt da tai bí bách, lỗ chân lông không thoáng khí được.
Lúc này, các vi khuẩn, nấm mốc… sẽ có cơ hội hoành hành, gây nên hiện tượng viêm nhiễm trên da, nổi mụn bọc ở vành tai.

Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
Chế độ ăn ít rau và trái cây, uống không đủ 2 lít nước hằng ngày, sử dụng nhiều thực phẩm chứa đường, uống nước có gas, hút thuốc, rượu bia, đồ ăn chế biến sẵn…
Cùng với đó là lối sống thiếu vận động, suy nghĩ tiêu cực, stress và căng thẳng…
Đây là những tác nhân gây mụn ở vành tai. Bởi lúc này, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ khiến da nhờn bóng, kết hợp cùng bụi bẩn làm lỗ chân lông bít tắc và nổi mụn bọc ở vành tai.
Rối loạn chức năng bài tiết cơ thể
Khi bạn bị rối loạn chức năng bài tiết sẽ gây nên tình trạng táo bón. Điều này khiến việc đào thải các chất bã nhờn và độc tố không được diễn ra, khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Lâu ngày các chất bã nhờn này sẽ tích tụ lại và chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nổi bụn bọc ở vành tai.
Nổi mụn bọc ở vành tai nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm, mụn lây lan càng nhanh và nặng hơn.
Một số bệnh lý về da
Khi cơ thể mắc các bệnh lý về da như viêm da dị ứng, viêm da, tiếp xúc, chàm tai, viêm ống tai giữa… thì vành tai cũng có thể nổi mụn nhỏ li ti hoặc nổi mụn bọc. Tình trạng mụn nổi phụ thuộc vào tình hình của các bệnh lý.
Thay đổi nội tiết tố
Dù là mụn ở mặt hay mụn ở tai thì nguyên nhân chủ yếu là vấn đề rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể. Bởi khi nội tiết thay đổi sẽ làm cho tuyến nhờn dưới da hoạt động mạnh, làm ách tắc lỗ chân lông và gây mụn bọc.
Đặc biệt, thay đổi nội tiết còn tổn thương da bên ngoài, gây đỏ và nổi mụn nước, nổi mụn bọc ở tai và cả khuôn mặt.
Nhóm người nổi mụn bọc do rối loạn nội tiết tố này thường xảy ra ở thanh thiếu niên dậy thì, phụ nữ đang mang thai, tiền mãn kinh hoặc người có chế độ sinh hoạt không điều độ.

6 Cách chữa nổi mụn bọc ở vành tai
Trị mụn bọc ở lỗ tai bằng tỏi
Chọn những nhánh tỏi tươi, lọt vỏ bên ngoài và cho vào cối giã nhuyễn.
Sau đó, đắp tỏi lên nốt mụn bọc ở tai. Nằm thư giãn tầm 25-20 phút thì làm sạch lại với nước.
Nếu trong nhà không có tỏi, các bạn có thể thay thế bằng hành tây cũng được nhé!
Hàng ngày đều áp dụng đắp tỏi lên nốt mụn bọc ở vành tay.
Đảm bảo, chỉ sau 1 tuần kiên trì thực hiện nốt mụn bọc sẽ tự xẹp và khô từ từ, sau đó tự động bong ra mà bạn không cần nặn hay dùng bất kì liệu pháp nào.
Đắp lá húng quế vào nốt mụn
Húng quế không chỉ là loại rau gia vị cần thiết để tạo hương thơm hấp dẫn cho món ăn mà còn là nguyên liệu làm đẹp hiệu quả.
Trong các tác dụng làm đẹp của húng quế thì tác dụng trị mụn là hiệu quả nhất.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, khi bị mụn đắp lá húng quế lên mụn sẽ tự xẹp và khô cồi mụn nhanh chóng.

- Cách làm: vô cùng đơn giản.
- Chỉ cần lấy nắm lá húng quế rồi mang đi làm sạch.
- Sau đó, cho vào cối và giã nhuyễn, nếu muốn nhanh hơn các bạn có thể cho vào máy xay sinh tố để xay nát.
- Thêm vào tí muối và đánh đều rồi đắp hỗn hợp này lên các nốt mụn bọc.
- Khoảng tầm 10-15 phút các bạn hãy rửa lại với nước sạch nhé!
Thực hiện điều đặn hàng tuần để có kết quả điều trị nổi mụn bọc ở vành tai hiệu quả.
Trị nổi mụn bọc ở vành tai bằng túi trà đen
Các bạn hãy mua túi trà đen loai chất lượng.
Cho túi trà vào ly và cho nước sôi vào, đậy nắp tầm 5 phút rồi lấy túi trà ra, đợi nguội rồi đắp lên nốt mụn bọc ở vành tai.
Đợi khoảng 20 phút cho các tinh chất từ trà ngấm vào vết mụn rồi lấy ra và làm sạch lại với nước.
Hàng tuần, đắp túi trà đen trên vết mụn bọc ở tai tầm 3-4 lần, chỉ sau 1-2 tuần là các nốt mụn đã được hô biến hoàn toàn.
Làm xẹp mụn bọc ở dái tai bằng giấm táo
Để áp dụng theo cách này, các bạn hãy lấy 1 muỗng giấm táo hòa cùng với 1 muỗng mật ong nguyên chất, mật ong rừng càng tốt. Sau đó, dùng muỗng khuấy đều rồi bôi hỗn hợp này lên vết mụn bọc. hư giãn tầm 20 phút rồi làm sạch lại bằng nước nhé!
Để hiệu quả trị mụn bọc ở tai tốt nhất, các bạn nên áp dụng cách trị mụn này từ 2-3 lần hàng tuần nhé!

Trị mụn bọc ở sau tai bằng nha đam
Nha đam từ xưa đã được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe.
Ông bà ta đã ví nha đam như một vị thuốc, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Trong đó, tác dụng chữa mụn nhọt của nha đam rất hiệu quả.
Thành phần của nha đam có chứa Zinc, Chromium – hai chất kháng khuẩn mạnh mẽ, khi tiếp xúc lên da sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ da vững chắc để vi khuẩn không có nơi trú ngụ.
Nhờ đó, ngăn chặn nổi mụn bọc ở vành tai.
Các bạn hãy chọn nhánh nha đam rồi làm sạch, gọt vỏ và nạo lấy phần gel bên trong.
Xay nát gel nha đam bằng máy xay sinh tố và đắp lên vết mụn bọc ở vành tai. Sau khoảng 10-20 phút hãy làm sạch lại với nước.
Duy trì đắp nha đam hằng ngày thì nốt mụn bọc sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt, trả lại cho làn da vàng tai khỏe mạnh và láng mịn hơn.
Cách trị nổi mụn bọc ở vành tai bằng thuốc tây
Nếu mụn bọc ở vành tai lây lan rất nhiều, nốt mụn sưng to và đỏ, đau rát… các bạn nên đến các trung tâm da liễu để được các bác sĩ khám và chữa trị.
Dựa vào tình hình mụn bọc của bạn mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất.
Có thể là thuốc không kê đơn nhưng hiệu quả điều trị mụn bọc rất cao.
Thông thường, với tình trạng mục bọc ở tai, các bác sĩ sẽ kê đơn với các loại thuốc như Isotretinoin, Doxycycline, minocycline, Tretinoin, Hydro peroxide…
Cùng với đó là các loại thuốc bôi kháng sinh như neosporin và polysporin, các sản phẩm có chứa axit salicylic, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve).

Cơ chế của các loại thuốc trên, dù cho loại bôi ngoài da hay uống đều hoạt động với cơ chếkháng khuẩn, chống viêm để ngăn chặn sự sinh sôi và tiêu diệt hoàn toàn của vi khuẩn gây mụn.
Vì thế, hiệu quả điều trị mụn bọc ở vành tai rất cao, thời gian điều trị nhanh.
Tuy nhiên, tùy theo cơ địa mỗi người mà khi dùng các loại thuốc này có thể là có hoặc không các trường hợp bị tác dụng phụ, kích ứng da.
Nếu cảm thấy có bất thường gì trong lúc dùng thuốc, hãy báo ngay với bác sĩ điều trị nhé!
Kết luận
Như vậy qua bài viết hơn 1500 chữ hy vọng giúp được cho các chị em trong việc giải quyết những cục mụn mọc ở lỗ tai. Tuy chúng không ảnh hưởng đến vẻ đẹp của chúng ta, nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu. Và nếu để lâu thì nó lại dễ biến chứng gây hại đến mình thì không tốt đâu các bạn. Hãy thử 6 cách trị nổi mụn bọc ở vành tai mà mình đã đề cập ở trên, hy vọng giúp ích được cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

Mình là Jane. Sở thích làm đẹp, đi du lịch, thời trang và viết blog chia sẽ những kinh nghiệm làm đẹp thành công cho mọi người. Hãy ghé qua blog duongdaeva.com của mình nhé!